Các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần can thiệp sớm


Trẻ nhỏ từ 2,5 nếu vẫn chưa thể nói hoặc chỉ nói được những từ cơ bản, nói không rõ ràng thì có thể được xem là biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây nên nhiều cản trở trong giao tiếp, học tập, cuộc sống nếu không được can thiệp và phát hiện sớm. 

Tổng quan về chậm phát triển ngôn ngữ 

Ngôn ngữ được xem là phương tiện giao tiếp chính của mỗi con người. Nhờ có ngôn ngữ mà chúng ta có thể dễ dàng trao đổi, chia sẻ, bày tỏ các quan điểm, mong muốn một cách rõ ràng và nhanh chóng. 

Ngôn ngữ tồn tại ở mỗi quốc gia và cần thiết cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, tuổi tác, tầng lớp, vị thế xã hội. Ngay từ khi vừa mới chào đời, chúng ta đã được chào đón bằng những lời chào, những lời chúc mừng, khen ngợi và khi lớn lên, chúng ta cũng sẽ sử dụng thứ ngôn ngữ đó để giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh. 

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ bị hạn chế về mặt giao tiếp, vốn từ

 

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Nhưng dựa theo mốc phát triển ngôn ngữ chung của trẻ nhỏ thì trẻ em từ 3 tuổi trở đi có thể sử dụng các từ đơn giản, có khoảng 200 vốn từ nhưng đôi lúc phát âm vẫn còn chưa chuẩn xác. 

Trẻ được xem là chậm phát triển ngôn ngữ khi không thể đạt được các mốc phát triển chung ở từng độ tuổi nhất định. Đây được xem là một chứng rối loạn giao tiếp bao gồm nhiều sự khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ, ăn nói và thính giác. 

Các biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ có thể biểu hiện rõ ràng trong những năm tháng đầu đời. Trong thực tế, những trẻ chậm ngôn ngữ vẫn có khả năng phát triển tốt tuy nhiên tốc độ sẽ chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. 

Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi không được can thiệp cải thiện tốt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với quá trình giao tiếp, học tập và tương tác xã hội, thậm chí làm gia tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý, khuyết tật vĩnh viễn. 

Dựa vào kết quả của nhiều cuộc khảo sát nhận thấy rằng, chậm phát triển ngôn ngữ thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ từ 3 đến 16 tuổi. Hiện nay, có khoảng gần 10% trẻ nhỏ đang phải đối diện với những ảnh hưởng của chứng rối loạn này và đặc biệt hơn là tỷ lệ chậm ngôn ngữ ở bé trai cao gấp 4 lần so với bé gái. 

Các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cha mẹ cần quan tâm

Các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ rất đa dạng. Ở mỗi trường hợp khác nhau sẽ có những triệu chứng, đặc trưng riêng biệt. Trong những năm tháng đầu đời, các bậc phụ huynh cần theo dõi và đánh giá thường xuyên về tốc độ phát triển của trẻ nhỏ để có thể kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp. 

Vào từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển khác nhau mà trẻ nhỏ sẽ có các biểu hiện chậm phát triển riêng biệt. Các bậc phụ huynh nên chú ý một số dấu hiệu cảnh báo sớm ở trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như sau:

  1. Đối với trẻ dưới 3 tháng

Nhiều ông bố bà mẹ thường nghĩ rằng, các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ chỉ có thể phát hiện khi trẻ bắt đầu tập nói. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm khiến cho nhiều đứa trẻ không thể kịp thời can thiệp và cải thiện các khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp ở giai đoạn sớm. 

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ nhỏ từ khi sinh ra cho đến 3 tháng tuổi đã có thể học làm quen với các âm thanh bên ngoài. Lúc này trẻ chủ yếu sẽ giao tiếp thông qua ánh mắt và các cử chỉ tay chân, khuôn mặt như khua tay múa chân, cau mày, chớp mắt, cười,...

Tuy nhiên, đối với những trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ thì những sự nhạy bén trong 3 tháng đầu đời cũng sẽ bị hạn chế một cách đáng kể. Các biểu hiện này dường như không xuất hiện ở trẻ, trẻ sẽ hạn chế về mặt biểu cảm cảm xúc, không phản ứng hoặc phản ứng chậm chạp với các âm thanh bên ngoài. 

  1. Đối với trẻ 7 tháng tuổi

Biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ được biểu hiện rõ ràng ở trẻ khoảng 7 tháng tuổi đó chính là dấu hiệu không phản ứng tốt và bắt chước các âm thanh được nghe thấy bên ngoài. Trẻ dường như không lặp lại các âm thanh, tiếng động mà người lớn dạy.

Ở mỗi giai đoạn, trẻ nhỏ sẽ có các biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ khác nhau. 

 

Đồng thời, lúc này trẻ cũng sẽ không biết sử dụng các cử chỉ tay chân để phục vụ cho quá trình giao tiếp, chẳng hạn như vẫy tay chào tạm biệt. Bên cạnh đó, khi được tương tác, trẻ cũng không có biểu hiện hóng chuyện và cũng không bập bẹ, ê a những phụ âm đơn giản. 

  1. Đối với trẻ 12 tháng tuổi

So với tốc độ phát triển ngôn ngữ thông thường ở trẻ nhỏ thì những trẻ được tròn 1 tuổi thường có khả năng sử dụng một số từ đơn giản như mama, baba,...Ngoài ra, trẻ cũng sẽ linh hoạt hơn trong việc sử dụng các cử chỉ nhằm thể hiện mong muốn và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. 

Tuy nhiên, đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ dường như không thể phát âm và nói được bất kỳ từ nào trong giai đoạn này. Đồng thời, trẻ không có phản ứng hoặc phản ứng rất chậm khi được gọi tên. Phần lớn trẻ nhỏ sẽ không có nhiều hứng thú đối với các hoạt động xung quanh, tỏ ra thờ ơ, vô tâm với mọi thứ đang diễn ra. 

 
  1. Đối với trẻ 15 tháng tuổi

Các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn 15 tháng tuổi có thể dễ nhận biết hơn. Lúc này trẻ vẫn chưa thể nói bất cứ từ ngữ nào, không thể sử dụng linh hoạt các cử chỉ của cơ thể. 

Hơn thế, trẻ cũng khó có thể hiểu được ngôn ngữ mà người khác giao tiếp, kể cả những từ đơn giản như có và không trẻ cũng khó phân biệt được. Lúc này trẻ cũng không có các phản ứng đối với những câu hỏi được đặt ra, ví dụ như “con đói không?”, “Con chơi vui không?”, “Con gấu đâu rồi”,...

 
  1. Đối với trẻ 18 tháng tuổi

 Dựa vào mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ nhỏ, ở giai đoạn này trẻ sẽ dần có được vốn từ nhất định cho bản thân. Trẻ có thể sử dụng được khoảng 6 đến 20 từ đơn giản và quen thuộc. Đồng thời, trẻ cũng sẽ hiểu và sử dụng cử chỉ cơ thể một cách thuần thục hơn. 

 

Do đó, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết được các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này. Nếu trẻ không thể nói hoặc sử dụng các từ ngữ đơn giản, kèm theo đó là sự hạn chế về khả năng tương tác bằng hành động thì nhiều khả năng trẻ đang rơi vào tình trạng chậm ngôn ngữ. 

Cụ thể, trẻ sẽ không biết cách sử dụng tay để chỉ vào các bộ phận trên cơ thể (mắt, mũi, miệng, má, chân,...). Khi cần đồ vật nào đó, trẻ cũng sẽ không biết chỉ tay vào món đồ đó để yêu cầu sự trợ giúp. 

 
  1. Đối với trẻ 24 tháng tuổi

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói, vẫn không thể sử dụng tối thiểu 15 từ thì nhiều khả năng trẻ đang bị chậm phát triển ngôn ngữ và cần được can thiệp kịp thời. Lúc này trẻ sẽ có xu hướng nhại lại lời nói của người khác nhưng không hiểu được ý nghĩa của nó. 

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có thể là dấu hiệu cảnh báo chậm phát triển ngôn ngữ

 

Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ lười hoặc không có hứng thú trong việc giao tiếp. Vốn từ hạn hẹp và khả năng sử dụng lời nói bị hạn chế quá mức khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tương tác xã hội. 

Biểu hiện đặc trưng nhất của trẻ trong giai đoạn này đó chính là không biết ghép các từ đơn thành các cụm từ có nghĩa, không thể nói được một câu 3 chữ hoàn chỉnh theo chỉ dẫn. Hơn thế, trẻ cũng không thể hiểu và biết rõ về các công dụng, cách dùng của các đồ vật quen thuộc trong gia đình. 

Nên làm gì khi phát hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ chậm nói đơn thuần có thể tự cải thiện và khắc phục theo thời gian. Khi trẻ lớn hơn, trẻ vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp một cách hiệu quả đối với mọi người xung quanh. 

Tuy nhiên, một số trường hợp chậm ngôn ngữ ở trẻ nếu không được can thiệp và hỗ trợ tốt sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển các khiếm khuyết, dị tật hoặc bệnh lý nguy hiểm hơn. Đồng thời, các ảnh hưởng của rối loạn giao tiếp còn khiến trẻ bị hạn chế về khả năng tương tác xã hội, cản trở quá trình học tập 

 

Chính do đó, khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để có được nhận định cụ thể. Từ đó, các chuyên gia cũng sẽ tư vấn và hướng dẫn các cách can thiệp và hỗ trợ cải thiện hiệu quả đối với từng tình trạng khác nhau. 

Âm nhạc có thể kích thích tốt khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ nhỏ

 

Một số lời khuyên hữu ích dành cho các bậc phụ huynh có con chậm phát triển ngôn ngữ như: 

  • Dành nhiều thời gian để trò chuyện, chia sẻ với trẻ để trẻ có thể tiếp xúc và học hỏi tốt cách sử dụng ngôn ngữ, lời nói. 

  • Thường xuyên kể chuyện, cho trẻ nghe nhạc để kích thích sự hứng thú trong việc giao tiếp, tương tác. 

  • Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc học hỏi qua lời nói thì phụ huynh có thể hỗ trợ cải thiện ngôn ngữ cho trẻ bằng các hình ảnh, tranh vẽ sinh động, đầy màu sắc. 

  • Trẻ nhỏ cũng có thể được phát triển ngôn ngữ tốt hơn nhờ vào các trò chơi bổ ích và phù hợp với lứa tuổi. 

  • Tạo nhiều điều kiện để con có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, tập thể bên ngoài. Việc trẻ nhỏ được vui đùa thoải mái sẽ giúp trẻ gia tăng sự tự tin, đồng thời kết nối nhiều hơn với bạn bè, nhờ đó có thể dễ dàng phát triển khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. 

  • Cho trẻ đến trường là một trong các giải pháp hữu hiệu và được chuyên gia khuyến khích đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Tại đây trẻ sẽ được giáo dục, dạy dỗ bày bản hơn. Bên cạnh đó, trẻ cũng được tiếp xúc và sinh hoạt cùng với nhiều bạn bè đồng trang lứa nên có thể học hỏi tốt hơn. 

  • Âm nhạc chính là công cụ phát triển ngôn ngữ hiệu quả dành cho trẻ nhỏ. Những bài hát có giai điệu vui tươi, lời hát đơn giản, dễ nhớ sẽ giúp làm trẻ cảm thấy thích thú và kích thích. 

  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, trong đó có ngôn ngữ. Các bậc phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng thực đơn ăn uống cho trẻ nhỏ, giúp trẻ bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. 

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc quá sớm với các thiết bị công nghệ, đặc biệt là điện thoại, laptop, iPad,...Các công cụ hiện đại này tuy mang lại nhiều lợi ích và hỗ trợ tốt cho đời sống con người nhưng nếu trẻ nhỏ sử dụng quá thường xuyên ở giai đoạn sớm thì nhiều nguy cơ gây cản trở đến khả năng phát triển ngôn ngữ và nhiều vấn đề sức khỏe khác ở trẻ. Những tác hại của smartphone đối với trẻ em là vô cùng to lớn, vì thế các bậc phụ huynh cần phải kiểm soát và phân bố thời gian sử dụng thật hợp lý cho trẻ. 

  • Nếu đã áp dụng hầu hết các biện pháp nêu trên nhưng tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ vẫn không được cải thiện tốt thì các bậc phụ huynh có thể cân nhắc đến việc tìm đến sự trợ giúp từ chuyên gia. 

Bên cạnh các biện pháp nêu trên thì các bậc phụ huynh cũng có thể cân nhắc cho trẻ can thiệp tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ chậm phát triển, trẻ chậm nói. Tại đây, trẻ sẽ được chăm sóc và hỗ trợ chuyên sâu cùng với các giáo viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và luôn tận tâm, trách nhiệm. 

NHC Acamedy áp dụng đa dạng các phương pháp giáo dục giúp cải thiện ngôn ngữ ở trẻ. 

 

Trung tâm Giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam hiện đơn vị can thiệp trẻ đặc biệt số 1 tại nước ta với việc ứng dụng kết hợp khoa học vận động – tâm lý – giáo dục. NHC luôn đặt trẻ em làm trung tâm và hỗ trợ tốt cho các bậc phụ huynh trong quá trình theo dõi, bám sát tiến trình can thiệp cho trẻ. 

Các bậc phụ huynh nếu có nhu cầu cho trẻ được can thiệp sớm để cải thiện tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ thì có thể liên hệ tư vấn trực tiếp qua thông tin sau: 

 

TRUNG TÂM GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

Chậm phát triển ngôn ngữ là vấn đề rối loạn giao tiếp thường gặp ở trẻ nhỏ và gây nên nhiều cản trở trong quá trình học tập, tương tác xã hội. Hy vọng qua thông tin của bài chia sẻ này, bạn đọc có thể hiểu và biết cách can thiệp tốt cho trẻ nhỏ ngay từ giai đoạn sớm, giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm:

 

 

Logodaihoi

Số 47 - BC/HĐTN

Báo cáo Tình hình trẻ em, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của trẻ em quý I năm 2024

Thời gian đăng: 08/04/2024

36-KH/HĐTN

Kế hoạch tổ chức " Ngày đoàn viên" năm 2024

Thời gian đăng: 10/03/2024

07-CTr/UBH

Chương trình công tác Hội và phong trào thanh niên năm 2024

Thời gian đăng: 11/03/2024

Số 18-KHPH/HĐTN-PGDĐT

Kế hoạch Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho Tổng phụ trách đội về kỹ năng làm việc với trẻ em, năm học 2023-2024

Thời gian đăng: 05/03/2024

Số 19-KHPH/HĐTN-PGDĐT

Kế hoạch Tổ chức tuyên dương Dũng sĩ "Kế hoạch nhỏ" huyện Đồng Phú, triển khai Chương trình "Thiếu nhi Đồng Phú học tập tốt-rèn luyện chăm" năm học 2023-2024

Thời gian đăng: 05/03/2024

Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
6 bài lý luận chính trị
Liên lạc sinh viên
ATGT
Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay4,324
  • Tháng hiện tại40,222
  • Tổng lượt truy cập862,376
Tài liệu họp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây